Trang chủ Tu học Phổ thông Quan Điểm Của Đức Phật Về Việc Ăn Thịt

Quan Điểm Của Đức Phật Về Việc Ăn Thịt

580

Thay vào đó, mỗi buổi sáng họ sẽ chuẩn bị bữa ăn bằng cách sử dụng tất cả những phẩm vật do tín chủ dâng cúng. Dù là thức ăn bổ dưỡng hay đạm bạc, ngon hay dở thì các vị đều thọ nhận với lòng tri ân và dùng những thức ăn đó như một phương thuốc. Đức Phật đã chế định một số điều giới cấm các vị tỳ kheo yêu cầu thức ăn mà mình ưa thích. Do đó, các vị tỳ kheo chỉ thọ nhận những loại thức ăn mà người dân thường ăn và đó thường là thịt cá.

Một lần nọ, có một vị đại tướng giàu sang, quyền thế tên là Siha (nghĩa là Sư Tử) đến viếng thăm đức Phật. Đại tướng Siha vốn là một tín chủ nổi tiếng của các tu sĩ đạo Jain nhưng ông rất ấn tượng và tâm đắc về giáo pháp mà ông đã nghe đức Phật thuyết giảng đến mức ông đã phát tâm quy y Tam Bảo (nghĩa là trở thành một phật tử). Và sau đó Đại tướng Siha đã kiền thỉnh đức Phật cùng chư tăng đến thọ trai tại tư gia của ông trong thành phố vào sáng hôm sau.

Trong khi chuẩn bị thực phẩm cho bữa tiệc cúng dường, Siha đã sai một trong những người đầy tớ của mình đi chợ mua một ít thịt cho bữa tiệc cúng dường này. Khi các vị tu sĩ đạo Jain biết được người tín chủ xưa kia của mình đã cải đạo theo Phật giáo và bữa tiệc cúng dường mà ông ta đang chuẩn bị cho đức Phật cùng chư tăng, họ đã nổi giận:

“Lúc bấy giờ các Ni-kiền-tử (các tu sĩ đạo Jain), vừa vẫy tay vừa rêu rao từ đường phố này qua đường phố khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác trong thành phố rằng: “Hôm nay, Đại tướng Siha đã mổ thịt một con vật to béo làm tiệc chiêu đãi ẩn sĩ Cồ Đàm (đức Phật), ẩn sĩ Cồ Đàm đã dùng món thịt này khi vẫn biết rằng con vật bị mổ thịt nhằm mục đích chiêu đãi ông ta, rằng hành động này được làm vì lợi ích của ông ta…..” [1].

Đại tướng Siha đã tạo một sự khác biệt về đạo đức giữa việc mua thịt bày bán ngoài chợ và việc đặt giết mổ một con vật nào đó, sự khác biệt này không rõ ràng lắm đối với những người phương Tây nhưng nó đã được lặp đi lặp lại trong các bài giảng của đức Phật. Vậy thì, để làm sáng tỏ quan điểm về việc ăn thịt đối với các vị tăng, đức Phật đã dạy rằng:

Này các tỳ kheo, Ta cho phép các vị dùng các loại cá, thịt thanh tịnh trong ba trường hợp như sau: nếu chúng không được thấy, nghe và nghi là bị giết thịt nhằm mục đích dâng cúng cho các vị tăng. Nhưng không nên chủ tâm dùng các loại thịt của những con vật bị mổ thịt nhằm mục đích dâng cúng cho các ngươi.” [2]

Có rất nhiều chỗ trong kinh điển Phật giáo nói về trường hợp của đức Phật và các vị tăng được cúng dường thịt và đã dùng các món thịt đó. Một trong những đoạn kinh thú vị nhất mô tả và vấn đề này xuất hiện trong phần duyên khởi của một giới điều hoàn toàn không liên quan (Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề thứ 5) và cho thấy răng thịt chỉ là ngẫu nhiên đối với chủ đề chính của câu chuyện nhấn mạnh đến tính xác thực của đoạn văn:

Uppalavanna (nghĩa là người có nước da đẹp như hoa sen, tức Liên Hoa Sắc) là một trong hai vị đại đệ tử nữ của đức Phật. Cô đã thọ giới tỳ kheo ni khi còn là một phụ nữ trẻ và đã chứng thánh quả. Khi chứng quả A la hán, cô có rất nhiều thần thông và đã được đức Phật tuyên bố cô là một người đệ tử nữ thần thông đệ nhất. Một lần nọ, vào buổi chiều khi Liên Hoa Sắc đang tọa thiền một mình trong khu rừng của những người mù, một khu rừng hẻo lánh bên ngoài thành Savatthi (Xá Vệ) thì một toán trộm đi ngang. Những tên trộm này đã đánh cắp một con bò, mổ thịt và vác số thịt đó trốn đi.

Nhìn thấy một vị ni với vẻ tự tại, điềm tĩnh, tên cầm đầu đã nhanh nhẹn lấy một ít thịt đút vào một cái túi lá để lại cho cô. Liên Hoa Sắc đã nhặt số thịt đó và quyết định cúng dường Phật. Sáng sớm hôm sau, sau khi phần thịt đã được chuẩn bị tươm tất, cô đã đưa phần thịt đó lên hư không và thổi tới nơi đức Phật đang cư ngụ tại vườn trúc bên ngoài thành Rajagaha (thành Vương Xá), hơn 200 km theo đường chim bay! Mặc dù không có một đề cập cụ thể nào về việc đức Phật có dùng phần thịt đó hay không, nhưng rõ ràng một vị ni có sở chứng cao như vậy chắc chắn sẽ biết rằng đức Phật ăn gì.

Tuy nhiên, có một số loại thịt mà đức Phật đã hoàn toàn cấm các vị tỳ kheo ăn: thịt người, vì những lý do rõ ràng; thịt voi và thịt ngựa vì những con vật nàyđược coi như là những con vật của hoàng gia; thịt chó vì loại thịt này người thường dân coi là loại thịt ghê tởm; và các loại thịt rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu bởi vì những ai ăn những loài động vật nhiệt đới nguy hiểm như vậy được cho là sẽ tiết ra mùi cũng như vậy để nhằm lôi kéo sự thả thù từ đồng loại.

Đến cuối đời đức Phật, Đề bà đạt đa, em họ của Phật đã mưu toan chiếm đoạt vai trò lãnh đạo giáo đoàn. Để chiếm được sự ủng hộ của các vị tăng khác, Đề bà đạt đa đã cố gắng nghiêm khắc hơn Phật và thể hiện mình là một người không khoan dung. Đề bà đạt đa đã đề nghị với đức Phật rằng tất cả các vị tăng từ nay trở đi phải ăn chay. Đức Phật đã từ chối và một lần nữa lặp lại giới luật mà ngài đã chế định nhiều năm trước đây rằng tỳ kheo và tỳ kheo ni có thể ăn cá hoặt thịt khi thịt của các loại động vật đó không bị cấm và khi họ biết rằng những loại động vật đó không  bị giết thịt vì họ.

Vậy thì, trong luật tạng đã nói khá rõ về vấn đề này. Tỳ kheo và tỳ kheo ni có thể ăn thịt. Ngay cả đức Phật cũng đã ăn thịt. Nhưng thật đáng tiếc, người phương Tây thường coi việc ăn thịt như là một sự dải đãi, dễ duôi đối với các vị tăng. Không có gì có thể vượt ra ngoài chân lý – Tôi từng là một người ăn chay nghiêm ngặt trong ba năm trường trước khi tôi đi tu. Năm đầu tiên khi tôi đi tu ở vùng Đông Bắc Thái Lan, thời gian mà tôi phải can đảm đối mặt với rất nhiều bữa ăn toàn cơm dẻo và thịt ếch luộc (cả con) hoặc ốc, món cà ri kiến vàng hay châu chấu chiên – Đáng lẽ tôi phải cho đi tất cả để trở thành một người ăn chay trở lại !

Vào ngày lễ Noel đầu tiên của tôi ở vùng Đông Bắc Thái Lan, một người Mỹ đã đến viếng thăm tu viện một tuần lễ khoảng trước ngày 25. Dường như quá tốt, ông ta có một trang trại gà Tây và vâng, ông ta đã nhanh chóng hiểu được cuộc sống của chúng tôi như thế nào và hưa biếu cho chúng tôi một con gà Tây vào dịp Noel. Ông ta nói rằng ông ta sẽ chọn một con gà to béo đặc biệt dành riêng cho chúng tôi….. và tim tôi lặng đi. Chúng tôi không thể thọ nhận phần thịt khi biết rằng con vật đó bị mổ thịt đặc biệt dành cho các vị tăng.

Chúng tôi đã khước từ sự cúng dường của ông ta. Vì vậy, tôi đã sinh sống bằng những phần ăn của người dân trong làng – trở lại với những món ếch.

Các vị tăng không thể chọn lựa khi nó đã trở thành thực phẩm và điều đó khó hơn rất nhiều là một người ăn chay. Tuy nhiên, chúng tôi có thể khuyến khích việc ăn chay và nếu những thí chủ mang đến toàn thức ăn chay, không có thịt, thì…các vị tăng cũng không phàn nàn gì ! Mong quý vị nghe lời khuyên và hãy từ hòa với tất cả các loài vật.

Tuệ Hải dịch

Tham Khảo:

[1] Book of the Discipline, Vol. 4, p. 324
[2] ibid, p. 325