Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Thăm lại động đẹp thứ 3 ở trời Nam

Thăm lại động đẹp thứ 3 ở trời Nam

67

Cụm di tích chùa – động Địch Lộng nằm trên địa bàn xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tương truyền khu di tích này nằm trong vùng rừng núi hoang vu, rậm rạp, một người tiều phu đã phát hiện ra vào năm 1739. Đứng ở cửa động mà gió thổi vào sẽ nghe vi vu như tiếng sáo, thấy vậy người tiều phu liền đặt tên động là Địch Lộng.

Quần thể di tích chùa, động Địch Lông, bao gồm nhũng ngôi chùa tọa lạc trên vùng núi hùng vĩ  vùng núi Gia Viễn, Ninh Bình. Mở cánh cửa, bước vào sân chùa, du khách sẽ ngạc nhiên bởi hàng loạt những ngôi chùa, đình với nhiều lối kiến trúc độc đáo, được lưu giữ từ hàng trăm năm nay. Ở đây có đền thờ Lý Quốc Sư, hồ Bán Nguyệt, 5 tháp cao 3 tầng và 3 gian hạ. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ 3 pho tượng Tam Thế Phật sơn son thếp vàng được ban vào thời vua Thiệu Trị và tượng Phật Bà Quan Âm, tượng A Di Đà được tạc bằng đá xanh nguyên khối.

Cách ngôi chùa chính 105 bậc đá, là một một hang động đẹp kỳ vĩ. Động chia thành 3 vòng, được người đời gọi là hang thờ phật, hang tối và hang sáng. Bên trong động, toàn bộ lối đi đã được làm bậc lên xuống, tạo thành những vòng cung kỳ vĩ và huyền ảo. Nhiều nhũ đá, được tạo ra từ thiên nhiên trông giống những con vật linh thiêng như rồng, lân, voi quỳ… Từ vùng trũng nhất của động, lên “cổng trời” dài chừng 50m. Đứng trên đây có thể bao quát toàn cảnh quần thể chùa, động Địch Lộng và những cụm khu dân cư xung quanh.

Điều đặc biệt, là những nhũ đá ở đây thay đổi theo ánh sáng. Lúc thì màu vàng, màu đỏ trông rất kỳ ảo, du khách gõ vào những nhũ đá sẽ tạo thành những tiếng vang khắp động. Phía trong hang tối, thắp một nén nhang sẽ có cảm giác thanh thản, nhẹ nhõm như đang dứt khỏi thế giới trần tục. Vẻ đẹp của Địch Lộng đã được nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương ghi lại như sau: “Gió đập cành cây khua lắc cắc/ Sóng dồn mặt nước vỗ long bong/Ở trong hang núi còn hơi hẹp/ Ra khỏi đầu non đã rộng thùng/ Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại/ Nào ai có biết nỗi bưng bồng".        

Dưới chân động là khu vườn Thành Đạo, tương truyền Đức phật Thánh ca là Thái tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài Đản sinh ngày trăng tròn tháng 4 năm 624, trước tây lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni. Khi trưởng thành thái tử bỏ lại cung vàng điện ngọc, quyết xuất gia tìm cầu chân tý cứu khổ cho chúng sinh, trải qua 6 năm tu hành khổ hạnh và 49 ngày nhập định dưới cây Bồ Đề, ngài đã giác ngộ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni, chúng đệ tử của ngài rất đông, tiêu biểu là 10 đệ tử đứng đầu tăng đoàn.

Cho đến nay, cùng với cụm di tích Bái Đính, Tràng An, Hoa Lư khu di tích Địch Lộng là điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách gần xa tham quan.

Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh về Địch Động:

Bước vào sân chùa du khách sẽ choáng ngợp bởi vẻ đẹp của quần thể di tích chùa – động Địch Lộng.
 Đây là đình thờ Lý Quốc Sư, dân gian còn gọi Thánh Nguyễn, vốn sinh ra và lớn lên tại làng Điềm, nay là xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đặc sắc nhất ở ngôi đình này là 8 cột đá xanh nguyên khối, tròn, to, cao hơn 4m, đều được chạm nổi rất tinh xảo hình những con rồng lớn đang uốn lượn trong mây để hút nước và hình cá chép theo nước vượt lên.
Lối kiến trúc độc đáo và tinh xảo xen lẫn những mái ngói cổ rêu phong vẫn tồn tại, như một nét riêng của Địch Lộng.
Khu vườn thành đạo với bức tượng quan thế âm và A di đà Bồ Tát.
Đường lên động Địch Lộng cao 105 bậc, với chiều dài khoảng 100 m.

  Đứng ở đầu động sẽ cảm nhận thấy cảm giác gió thổi, nghe vi vu như tiếng sáo.

Trong động Địch Lộng còn có hang Tối và hang Sáng. Hang Tối nằm ở phía trái. Vào hang du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi khối nhũ đá to, tròn, nhẵn lì mọc từ nền hang nhô lên. Nhiều nhũ đá có những hình thù rất đặc biệt như voi quỳ, hổ…
Những nhũ đá ở đây thay đổi theo ánh sáng. Lúc thì màu vàng, màu đỏ trông rất kỳ ảo, du khách gõ vào những nhũ đá sẽ tạo thành những tiếng vang khắp động.
Từ vùng trũng nhất của động, lên “cổng trời” dài chừng 50 m. Đứng trên "cổng trời" có thể bao quát toàn cảnh quần thể chùa, động Địch Lộng và những cụm khu dân cư xung quanh.
Trong động nhiều bậc thang đã được dựng lên để phục vụ du khách tham quan, và vãn cảnh động.
Hang phía ngoài được nhiều người gọi là hang thờ Phật. Chính tại nơi đây, nhiều bậc tao nhân mặc khách gặp cảnh động quá đẹp nên tức cảnh sinh tình đề tặng rất nhiều thơ văn. Như  Lê Quý Đôn có bài thơ Vô đề;  Bùi Văn Quế có bài thơ Danh Sơn đề bạt; Phạm Văn Nghị có bài ký Núi Địch Lộng…
Ngay cửa động treo quả chuông nặng gần một tấn được đúc từ thời Nguyễn