Trang chủ PGVN Nhân vật Thượng tọa Vĩnh Tường và việc đúc tượng Phật tại làng Ngũ...

Thượng tọa Vĩnh Tường và việc đúc tượng Phật tại làng Ngũ Xã

490

Các tư liệu lịch sử cho biết, từ nửa đầu thế kỷ XX, trụ trì ngôi chùa Thần Quang là Thượng tọa Vĩnh Tường thuộc hệ phái Tào Động. Xuất phát từ lòng thành kính tu đạo, ông bày tỏ ý nguyện: “Tôi nghĩ cần có sự trang nghiêm và tôn kính thờ Phật. Hàng trăm pho tượng nhỏ, bình thường không gây được trong lòng người sự khởi kính và lòng tin mạnh mẽ. Từ lâu nay, tôi có ý định chỉ thờ trên chùa ba pho tượng: A Di Đà ở giữa, hai vị Bồ tát (Đại Thế Chí và Quán Thế Âm – TG) lập hai bên. Tượng phải thật nguy nga, đồ sộ. Tôi muốn làm một điều gì thật khả dĩ khiến người nước ngoài phải chú ý tới phật giáo Việt Nam. Hơn nữa, đề cao trình độ văn hóa – mỹ thuật nước nhà, ghi nhận bước tiến mới trong kỹ thuật đúc tượng…”.

Ý tưởng của ông được các tăng ni, phật tử và toàn cư dân, nghệ nhân và thợ đúc đồng làng Ngũ Xã (nay thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) nhiệt tình ủng hộ. Một phong trào vận động quyên tiền của cả trong làng và các làng lân cận được phát động. Kết quả, đã thu được 800.000 đồng Đông Dương và lượng lớn vàng để xây dựng chùa.

Một ban chỉ đạo kỹ thuật được bầu ra do các thợ cả tinh thông tay nghề và đứng đầu là Nguyễn Văn Tùy. Các thợ lành nghề trợ giúp gồm: Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Pháp, Nguyễn Văn Dùng và Lại Văn Ngân. Thiết kế mẫu do ông Nguyễn Văn Hậu, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đảm nhận. Để làm được công trình trình kỳ vĩ này, kíp thợ đã làm việc trong suốt 3 năm (1949 – 1952). Từ tính toán và bản vẽ trên giấy rồi làm khuôn mẫu, ghép trong, lồng ngoài… cho tới nấu đồng nóng chảy để rót vào khuôn là cả một quá trình học hỏi, lao động miệt mài và sáng tạo của kíp thợ.

Một số hình ảnh lễ đúc đồng:

NGUYỄN QUANG VINH