Trang chủ Văn hóa Nghệ thuật Phật và Thánh chúng là bộ phim thuộc thể loại "mì ăn...

Phật và Thánh chúng là bộ phim thuộc thể loại "mì ăn liền"?

90

Đọc bài của cư sỹ Minh Mẫn, bài của Quang Thiên và một vài bài ở một vài khu vực có cộng đồng người Việt cư trú., phản ứng về bộ phim có tầm vóc vĩ đại mà từ xưa nay chưa ai dám thực hiện.

Tôi là một tu sĩ xa quê khá lâu, rất mừng khi nghe tin Phật giáo thực hiện bộ phim này, nhất là chùa Hoằng Pháp đầu tư. Uy tín của Hoằng Pháp đủ cho mọi người tin tưởng mọi phật sự.

Nhưng hình như chùa chưa kinh nghiệm trong lãnh vực nghệ thuật phim ảnh, nên giao phó cho đạo diễn.

Theo như cư sỹ Minh Mẫn viết thì đạo diễn kiêm diễn viên chưa hiểu gì về Phât giáo. Nhóm diễn viên cũng chỉ có tâm như TT Chân Tính nói, chứ chưa có tầm như cư sỹ Minh Mẫn nhận xét.

Một sai sót nghiêm trọng về phục trang lịch sử thời Đức Phật, nếu không có cư sỹ Minh Mẫn giám sát lúc bấy giờ góp ý thì suốt phim sẽ phạm phải sai lầm trầm trọng.

Cư sỹ cố gắng lắm họ mới chịu sửa với thái độ bất mãn khó chịu. Quý thầy do chùa cử giám sát trước mấy ngày không thấy sai sót đó, thì làm sao suốt bộ phim khỏi tránh những sai sót khác?

Thời Phật làm gì có đường tráng nhựa để xe ngựa chạy như thế này nhỉ?

Một đoàn làm phim Phật vĩ đại như bộ phim “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Nhất Hạnh còn buộc các diễn viên phải tu trong mấy tháng, ăn chay giữ giới. Vậy mà Thiền sư Nhất Hạnh vẫn chưa vừa lòng một số công đoạn, huống chi bộ phim này chỉ thực hiện hơn tháng là xong chuyện. Nếu không gọi là mì ăn liền thì chắc chắn cũng chỉ là phim quảng cáo, chứ không phải là phim xiển dương Phật giáo.

Trong bài ra mắt đoàn phim, cư sỹ Minh Mẫn có nói cư sỹ là biên tập chính thức do quý thẦy đề cử mà đạo diễn còn lập lờ đánh lận con đen đưa tên người khác vào để cướp công mấy tháng biên tập của cư sỹ. Thế mà chẳng nghe cư sỹ than phiền lại còn chấp nhận theo đoàn giám sát.

Nghe đâu sau một ngày theo giám sát và sửa sai đoàn làm phim, trong đó có đạo diễn, hóa trang, phục trang, thư ký…, cư sỹ đã xin rút lui mà còn bị đạo diễn Công Hậu mạt sát?

Khung cảnh theo hình chụp thì không đúng với khung cảnh hồi Phật còn tại thế ở vườn Trúc Lâm. Theo sự phê bình của Quang Thiên, thời Phật làm gì có đường tráng nhựa để xe ngựa chạy như vậy.

Ngày đầu ra mắt phim thì nhân vật chính là diễn viên Tuấn Phương, nhưng khi khởi quay lại là Công Hậu. Công Hậu hóa trang giống cải lương hơn là điện ảnh và tướng tá phốp pháp phì nộm không phải tướng Phật.

Hình Ảnh này là sự bôi bác Đức Phật vì Ngài tuy to cao nhưng thanh tú chứ không béo phì.

Công Hậu hóa trang giống cải lương hơn là điện ảnh

Thời Đức Phật trải cỏ ngồi, làm gì có bục trải  vải vàng sang thế? Tóm lại Công Hậu đóng vai Phật là việc lấn lướt vai chính của Tuấn Phương. Không nên háo danh như thế!

Cốt cách chưa nhập vai

Mới tuần lễ đầu mà đã quá nhiều sơ suất như thế thì chắc chắn bộ phim khó thu phục những ai đã am tường lịch sử Đức Phật.

Công Hậu quen đóng phim quảng cáo mì ăn liền nên tưởng phim này giống như vẬy. Một diễn viên mà tâm thiếu trong sáng, lật lọng háo danh như vậy thì làm sao có tâm đóng phim Phật được?

Hiện nay có nhiều phản ứng không thuận lợi về bộ phim này. Những phản ứng đó phát xuất từ những người am hiểu lịch sử và nghệ thuật. Nhưng Công Hậu không biết, cứ tưởng khả năng của mình là bao quát.

Dàn máy quay dành để quay đám ma, lễ cưới hơn là quay bộ phim về lịch sử PG thì phải?

Bên cạnh đó, có vẻ như dàn máy quay cũng không chuyên nghiệp lắm thì phải. Đạo cụ, phục trang không nắm vững lịch sử Phật giáo. Đạo diễn không thâm nhập sâu Phật pháp. Do đó, chắc chắn đây là bộ phim giải trí cho trẻ con và mấy cụ già mà thôi.

Đáng ra khi đầu tư bộ phim này, thầy Chân Tính tham khảo những nhà chuyên môn về điện ảnh, phim trường thì có lẽ đã không xảy ra tình trạng dở khóc dở cười như hiện nay.

Nên chăng, chùa Hoằng Pháp tạm ngưng để điều chỉnh lại và tìm người có khả năng chuyên môn hơn như lời đề nghị của cư sỹ Minh Mẫn.

Phật tử và tu sỹ nước ngoài đang hồi hộp một bộ phim có tầm vóc bao quát như vậy.

Thích Minh Điềm (Houston, USA)