Trang chủ Tu học Phổ thông Tính không

Tính không

92

Cũng như cái Tôi là hoàn toàn trống rỗng, tập hợp những thứ cái Tôi được gán cho cũng hoàn toàn trống rỗng.

Tâm của chúng ta kiến tạo nên một nhận dạng cho cái ngã: Chúng ta tạo một cái ngã vốn không có tên gọi và độc lập, một cái ngã chẳng có liên hệ gì với bản thân nó, một tập hợp của thân và tâm và chẳng có gì liên quan tới cái tâm đã gọi tên nó cả.

Chúng ta hãy tưởng tượng có một điều gì đó, một cái ngã không tên tồn tại tự thân – và chúng ta cố bảo vệ cái ngã này. Chúng ta sợ rằng cái ngã thực sự này sẽ gặp rắc rối hoặc là không hạnh phúc, hoặc sẽ chết.

Nhưng dù như vậy thì cái ngã thực sự không hề tồn tại tự thân, và chỉ có một cái Tôi đang ngồi, ngủ, ăn và đi, đang trải nghiệm cả khổ đau và hạnh phúc, đang tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề, ngồi thiền, tìm kiếm hạnh phúc tối hậu mà thôi.

Đây là cái Tôi làm mọi việc, nhưng cái tôi này cũng là rỗng không hơn bất cứ thứ gì được trí óc tưởng tượng ra cho cái nền tảng, tập hợp của thân và tâm.

Trong tính không chẳng có “tâm tôi” và “tâm Phật”; chẳng có “sự rỗng không của tâm tôi” và “sự rỗng không của tâm Phật”. Trong tính không, chẳng có cái này và cái kia. Mọi thứ đều cùng một vị.

Hãy nhìn mọi thứ-chủ thể, hành động, đối tượng – là không thực.

Mọi thứ hiện ra với chúng ta dường như là thực tồn tại, chẳng có tên gọi, nhưng hãy nhớ hiện thực là chẳng có một chút sự tồn tại chân thực nào cả, dù là nhỏ nhất.

Khi chúng ta nhìn thấy một ảo ảnh trên sa mạc, dường như ở đó có nước, nhưng chúng ta hiểu rằng chẳng có chút nước nào trên cát cả.

Giống như vậy, mọi thứ – chủ thể, hành động, đối tượng đều dường như thực sự tồn tại tự thân, nhưng bạn phải hiểu rằng tất cả đều là ảo tưởng. Trên thực tế, mọi thứ đều rỗng không.

Chẳng có thứ gì tồn tại tự thân.

Nếu không có tâm gọi tên “Tôi”, chẳng có cái tôi nào. Nếu không có tâm mà nghĩ về và gọi tên cho cái ngã, cái ngã đó cũng không tồn tại. Thực sự là, cái ngã chỉ được khởi tạo chủ yếu bằng sự tập hợp của thân và tâm do ý nghĩ. Từ cái Tôi tới những tiểu hạt nhân nhỏ bé, mọi thứ đều được khởi tạo, tồn tại chỉ ở tên gọi (giả danh).

Có một sự khác biệt giữa sự thật và những gì phóng chiếu xuất hiện trước chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Nhầm lẫn giữa hai điều này là nguyên nhân gây nên những rắc rối trong cuộc sống của chúng ta.

Cái ngã chẳng là tập hợp của các bộ phận mà cũng chẳng phải là từng thành phần riêng rẽ trong tập hợp đó, hay là cái ngã tồn tại độc lập khỏi những tập hợp đó.

Nếu cái Tôi đã tồn tại riêng biệt khỏi những tập hợp, khi đó cho dù cảnh sát có nhốt thân thể này vào nhà tù thì cũng chẳng có lý do nào để cái Tôi lại phải vào tù cả. Hoặc nếu thân thể bị ốm bệnh, đói khổ hay khát, chẳng có chút nhu cầu nào cho cái Tôi đó bị ốm bệnh, đói khổ hay khát nếu nó tồn tại độc lập, riêng biệt khỏi các tập hợp.

Và nếu tâm bị ức chế, thất vọng thì cũng chẳng có lý do gì cho cái Tôi sẽ bị căng thẳng, buồn phiền, thất vọng. Nếu cái tôi tồn tại tách biệt khỏi các tập hợp thì cái Tôi có thể đi tới Tây Tạng và du hành khắp nơi trên thế giới mà không cần thân thể (và nếu chúng ta không phải lo lắng mua vé hay bất cứ chi phí nào khác!) – nhưng như bạn đã biết, chẳng có trường hợp nào như vậy.

Một vật tồn tại phụ thuộc vào nguyên nhân và những điều kiện, và vật đó ngưng tồn tại khi những điều kiện và nguyên nhân biến mất.

Hãy lấy ví dụ về những loại ngũ cốc mà chúng ta ăn hàng ngày. Nhờ vào một số nguyên nhân và điều kiện nhất định, những hạt ngũ cốc đó tồn tại và chúng ta có thể dùng chúng làm thức ăn.

Khi những hạt ngụ cốc này được nghiền ra, theo một số điều kiện và nguyên nhân nhất định nào đó thì chúng biến thành bột. Sau đó bột được dùng làm các loại mị sợi hoặc thành ra một ổ bánh mì, chúng ta sẽ có bánh mì hay là mì sợi.

Theo cách này, một hiện tượng thay đổi thành các sự vật, sự việc khác nhau tại thời điểm khác nhau, do những điều kiện và nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên là những hạt ngũ cốc, rồi thành bột, thành bánh mì hay sợi mì. Và cuối cùng sau khi được ăn rồi thì bột đó biến thành phân rác.

Tất cả những hiện tượng khác nhau đều tồn tại với những thay đổi, với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, là trống rỗng hơn bất cứ thứ gì được khởi tạo từ tâm trong mối quan hệ phụ thuộc vào những cơ sở luôn thay đổi.

Những hiện tượng khác nhau này tồn tại trong suốt tập hợp của những điều kiện và nguyên nhân đặc biệt nào đó mà không tồn tại tự thân. Chúng chỉ được tâm khởi tạo do phụ thuộc vào những điều kiện nào đó và rồi chúng ta tin vào sự tồn tại của những hiện tượng khác nhau này.

Không có một cái gì từng được gọi là “ngũ cốc”, “bột”, “bánh mì”, “sợi mì” hay là “phân” tồn tại tự thân cả. Tự thân chúng hoàn toàn trống rỗng vì chúng chỉ là sự khởi tạo của tâm trong mối tương quan phụ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện cụ thể.

Từ hạt ngũ cốc biến thành phân, tất cả chúng đều trống rỗng. Nhưng điều quan trọng cần hiểu là những hiện tượng này không trống rỗng -thực sự là: hạt mầm là hạt mầm – chỉ là trống rỗng về sự tồn tại tự thân.

Ngay cả khi cái Tôi không tồn tại tự thân, thì cũng không có nghĩa là nó không có mặt ở trên đời; cái Tôi có thể làm chấm dứt nguyên nhân gây ra khổ đau, tạo ra niềm hạnh phúc, và làm rất nhiều việc làm lợi cho người khác.

Chúng ta cần ngay lập tức nhận diện tính không. Thậm chí dù chỉ  chờ đợi một giây để làm điều đó cũng là quá dài – giống như  là đợi hàng thiên niên kỷ vậy.

Bạn có thể luyện tập việc nhận thức về tính không trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thiền về sự phụ thuộc nổi lên, nhìn vào mọi thứ – bản ngã, hành động, đối tượng – được tâm gán cho tên gọi.

Hãy thực hiện điều đó khi bạn đang ở văn phòng, nói chuyện với mọi người hay đang trong cuộc họp, hay trong khi bạn đang ở nhà với gia đình. (Nhưng đừng nghĩ điều đó khi đang lái xe thì tốt hơn!)

Hãy làm điều đó nhất là khi bạn đang chuyện trò với người phàn nàn hay chỉ trích bạn, cuộc đối thoại sẽ gây những ảo tưởng về sự tức giận nổi lên và khi một ai đó khen ngợi bạn thì điều đó cũng gây ra những ảo tưởng về sự kiêu mạn.

Thực hành nhận diện sự duyên khởi (mọi thứ xuất hiện do nhân duyên) hoặc là sự trống rỗng. Cả hai thứ đều giống nhau, đó là thiền.