Trang chủ Bài nổi bật TP.HCM: Cơ hội mới cho Tăng Ni có nguyện vọng theo học...

TP.HCM: Cơ hội mới cho Tăng Ni có nguyện vọng theo học Hán cổ & chuyên ngành Phiên dịch Hán tạng

934

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM vừa có thông báo thành lập Khoa Phiên dịch Phật học Hán truyền.


Khoa Phiên dịch Hán tạng được thành lập năm 2020 với mục tiêu đào tạo Tăng, Ni sinh có đủ kiến thức chuyên môn, đọc hiểu Tam tạng Hán truyền và các tác phẩm nghiên cứu Phật học bằng chữ Hán; trang bị cho Tăng, Ni sinh kiến thức chuyên môn về ngành phiên dịch kinh sách chữ Hán; giúp Tăng, Ni sinh đọc hiểu, nghiên cứu các thư tịch và văn bia bằng chữ Hán tại Việt Nam.

Thành phần giảng viên của khoa là quý tôn đức Tăng, Ni đã tốt nghiệp Cao học và Tiến sĩ chuyên ngành Phật học và văn học từ Đài Loan và Trung Quốc, có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và phiên dịch kinh sách từ Hán sang Việt.

Tăng Ni sinh theo học chuyên ngành Phiên dịch Phật học Hán truyền sẽ được giảng viên hướng dẫn trực tiếp trên các văn bản Phật học bằng Hán cổ, trang bị cho học viên đủ năng lực để đọc, hiểu và phiên dịch Tam tạng Hán truyền và các tác phẩm bằng chữ Hán sau khi tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, các Tăng, Ni sinh có nguyện vọng sẽ được khoa giới thiệu du học tại Đài Loan hoặc Trung Quốc.

Các Tăng, Ni sinh giỏi sẽ được tuyển chọn làm thành viên phiên dịch của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam hoặc Trung tâm Phật học Hán truyền.

Nội dung đào tạo gồm các khối kiến thức :(1) Kiến thức đại cương gồm các môn học bắt buộc về Phương pháp nghiên cứu, Lịch sử, triết học, tôn giáo, nhân văn và tự nhiên; (2) Kiến thức cơ sở Phật Học ; (3) Cổ Ngữ Phật Học – Hán cổ; (4) Ngoại ngử – tiếng Trung; (5) Kiến thức chuyên ngành gồm các học phần như, nghiên cứu kinh A-Hàm, Giải thâm mật kinh, Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Quốc, Đại Trí độ luận, Xá Lợi Phất  A-Tỳ-Đàm-luận, Tỳ-ni mẫu kinh, Thiền Lâm Bảo Huấn, Kinh Kim Cang  Bát- nhã, Thập nhị môn luận sớ, Long Thọ sử truyện và A-dục vương truyện,Thập nhị môn luận sớ, Văn bia chữ Hán Việt Nam…

Đây là cơ hội mới và cũng là chuyên ngành mới cho những Tăng Ni sinh có nguyện vọng theo học ngành Hán cổ và có chí nguyện dịch thuật kinh điển.

Tăng Ni sinh theo học khoa nà,y có thể tiếp cận, tìm hiểu trực tiếp trên văn bản chữ Hán, luyện dịch những văn bản Phật học Hán truyền do đội ngũ Giảng viên có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn.

Được biết, Khoa Phiên Phật học Hán Truyền do Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Hạnh Bình làm trưởng khoa.


NGUYỄN ĐÔNG tổng hợp