Trang chủ Thời đại Truyền thông Cách ứng xử của trụ trì với truyền thông hiện đại

Cách ứng xử của trụ trì với truyền thông hiện đại

2436

Nhân dịp Hệ phái Khất sĩ, tổ chức khóa bồi dưỡng trụ trì (từ ngày 01-07/06/2018) lần thứ 15 tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 xa lộ Hà Nội – P.An Phú – Q.2).

Chiều ngày 06/06/2018 (23/04 Mậu Tuất), Đại đức Thích Tâm Hải (Thư ký báo Giác Ngộ – Trưởng ban thông tin truyền thông GHPGVN  TP.HCM), chia sẻ với 270 hành giả về “cách ứng xử của trụ trì với truyền thông hiện đại”.

Ngày nay, thời kì công nghệ số mang đến nhiều sự tiện lợi hữu hiệu ở mọi lúc mọi nơi. Quay trở về thời kì hơn nửa thế kỉ trước: viết thư tay, gửi điện tín, nhận bưu phẩm bưu kiện rất khó khăn về đường xá lẫn thời gian…

Câu hỏi đặt ra: “Công nghệ số tân tiến, lợi hay hại?”.

Chúng ta biết rõ, một ai đó làm việc tốt xấu, không nhất thiết lệ thuộc vào tuổi tác. Vì mỗi việc làm thiện ác đều đòi hỏi sự tập trung, có sự gắn kết tương quan giữa con người – thời gian – mục đích, hậu qủa nặng nhẹ thế nào đều do nguyên nhân ban đầu tạo tác.

Đặt ngược lại câu hỏi: “Trong đời sống tu sĩ, có khi nào chúng ta giữ đúng chánh niệm?”. Chánh niệm phải có nội hàm, bao gồm khái niệm, nội dung yếu tố cần thiết cho Thích tử Như Lai được thể hiện qua Chánh Kiến – Tịnh Giới – Oai Nghi.

Với smartphone đa dạng, ứng dụng Facebook – Zalo – Viber – Messenger là điều dễ dàng kết nối toàn cầu với mục tiêu công việc – giao lưu – tu học giáo pháp qua mạng internet v.v. Tuy nhiên, thái độ chân thật của người dùng là bao nhiêu (Tiên trách kỷ – Hậu trách nhân), mấy ai biết dừng lại trước những cám dỗ từ mạng xã hội?

Thiền sư Nhất Hạnh có câu nói: “Khi học trò có lỗi, tôi thấy tôi là người có lỗi trước hết”. Vấn đề đặt ra, trong vai trò là trụ trì, chư tôn đức Tăng ni đã thật sự hiểu biết rõ về công nghệ số, kiểm soát chặt chẽ sóng wifi – dcom 3-4G? Internet tràn vào mọi nơi, để kiểm soát đệ tử tốt nhất, bạn phải là bạn với đệ tử, vì bạn bè thường chia sẻ cùng nhau. Từ đó, vị trụ trì quyết định đưa ra lệnh cấm, nhắc nhở, thúc đẩy suy xét phải tự nghiêm khắc với chính mình, phải biết xấu hổ với bản thân mình và người khác (Tàm qúy).

Mặt khác, dùng công nghệ số mà cố ý xa rời sự chân thành, sẽ tạo nên nhiều khủng hoảng truyền thông (thị phi). Đức Phật dậy “cẩn thận với cái ý của mình”, vì vậy khi tiếp cận những ứng dụng của mạng xã hội như: báo chí điện tử, bạn nên có sự cân nhắc thận trọng.

Trong bối cảnh nghiêng về vật chất, thụ hưởng, người đời cho tặng biếu Tăng ni nhiều thứ miễn phí, để rồi sinh ra nhiều níu kéo, ràng buộc”. Nếu như bạn tỉnh thức, sẽ nhận ra điều cốt tủy của người tu sĩ là giác ngộ giải thoát. Cũng như tập lái xe mà không học Luật, không biết đi xe ga hay số phù hợp, không biết rõ lộ trình cần di chuyển, hành trang cần mang theo là bao nhiêu, kết cục bạn làm khổ cho mình và người.

Đại Đức Thích Tâm Hải

Thực hiện: HSG