Hoằng pháp trong thế kỷ XXI

Hoằng pháp ở thế kỷ XXI là đề tài mà hiện  nay tất cả các nước theo Phật giáo đều rất quan tâm. Như mọi người đều biết quả địa cầu mà chúng ta đang sống luôn xoay chuyển, cũng như xã hội luôn thay đổi; nếu Phật pháp không thích nghi với thực tế cuộc sống, chắc chắn Phật giáo sẽ không thể tồn tại trong sinh hoạt của con người.

Đạo Phật ở phương Tây và sự tìm về không gian tâm linh đích...

Khi tìm hiểu sự hình thành và phát triển đạo Phật từ thế kỷ V trước Tây lịch, tôi nhìn thấy có một sự trùng hợp kỳ lạ giữa Phật giáo thời đó và yêu cầu tâm linh thời đại mới ngày nay, trong Phương thức hành đạo cũng như quan niệm về việc tạo dựng các không gian tâm linh.

Xây dựng hôn nhân theo con đường Phật giáo

Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.

Giáo dục thiếu nhi theo quan điểm Phật giáo

Các nhà nghiên cứu Phật giáo đã chỉ ra sự hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra có tính quy luật theo từng lứa tuổi, bắt đầu từ khi thọ thai cho đến trưởng thành. Mỗi giai đoạn phát triển đều có những đặc điểm riêng biệt.

Sự đối thoại giữa Phật giáo và phúc lợi xã hội

Theo đà phát triển của xã hội, cuộc sống vật chất ngày một sung túc hơn. Người Phật tử đã từ giai đoạn cầu nguyện cho sự may mắn và phúc báo của tự thân chuyển dần sang giai đoạn biết đem tài sản và năng lực của mình ra để cống hiến , phục vụ tha nhân và xã hội. Cũng trên đà phát triển ấy máy móc được thay thế cho sức người. Do vậy, không cần phải dùng nhiều thời gian nhưng năng suất lao động vẫn nâng cao, người lao động có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.

Phật giáo với sứ mạng xây dựng nền tảng đạo đức trong xã hội...

Thời đại mới đã mở ra cho Phật giáo Trung Quốc thách thức mới cùng sứ mạng to tát mới. Phật giáo Việt Nam rồi sẽ ra sao? Chúng ta cần chuẩn bị gì để gánh vác sứ mạng mới nếu lịch sử dân tộc cần đến chúng ta?

Kinh tế học Phật giáo (Phần 2 – cuối)

Đức Phật từng dạy rằng “Tiền của phi nghĩa dù có được dùng trong việc chính đáng như hiếu thảo với cha mẹ thì sau khi chết vẫn bị đoạ vào địa ngục”. Đức Phật nhấn mạnh có năm hoạt động kinh tế cần bị ngăn chặn

Kinh tế học Phật giáo (Phần 1)

Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.

Phật hóa gia đình

Đối với gia đình và sự nghiệp, nếu biết dốc hết tâm sức thì nhất định sẽ đạt được thành quả. Người Phật tử phải biết: “sống trong hiện tại, Phật trong hiện tại” có nghĩa là cấp thời nỗ lực, cấp thời tâm an. Với thái độ: “Bước từng bước vững chắc” để nhắc nhở mình cuộc sống rất ngắn ngủi, cần phải bước vững chắc thì cuộc sống mới có giá trị.

Phát triển kinh tế và văn hóa

Tất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO.

Bài xem nhiều