Trang chủ Diễn đàn Hộ Pháp Kỹ thuật cải đạo tín đồ PG: lấy chính phương pháp từ...

Kỹ thuật cải đạo tín đồ PG: lấy chính phương pháp từ đạo Phật

130

Trong chùa, nhà trù, tức nhà bếp, là một bộ phận quan trọng. Chính điện chùa nhỏ, nhưng nhà trù, trại đường có thể lớn hơn, để tiếp đãi khách thập phương bằng những bữa cơm chay gieo duyên.

Những cơ sở của các tôn giáo khác (ngoại trừ những tôn giáo bản địa chịu ảnh hưởng Phật giáo) không có chuyện đó.

Năm 15, 16 tuổi, tôi thường đi tụng kinh công phu chiều ở chùa Hưng Long, Q10. Ở đây, sư cụ trụ trì, ngoài những bữa cơm chay vào những dịp cúng vía, giỗ chạp…, còn tiếp đãi Phật tử bằng xôi, chè, trái cây, bánh ngọt tùy bữa sau buổi tụng kinh. Thức ăn đều là thực phẩm truyền thống dân tộc, và hòa thượng trụ trì nói đây là tập quán chư tổ truyền lại.

Đám con nít nhỏ hơn tôi, khoảng 12 -13 tuổi đi tụng kinh khá đông.

Còn người lớn, thì xem buổi ăn quà sau thời kinh là dịp tiếp xúc, trò chuyện chia sẻ, hỏi han nhau trước khi chia tay ra về.

Những năm cuối thập niên 70, nhà chùa vẫn giữ được truyền thống đó trong hoàn cảnh kinh tế khó khan, thì thật là quý.

Còn bây giờ, lần đi chùa Hoằng Pháp nào thì tôi và bạn bè cũng được cũng được ăn cơm. Còn một vị thầy trụ trì chùa Nguyên Hương ở Quận 3 thì cứ dặn dò, vía kỵ thì nhớ đến buổi sáng để ăn cơm gieo duyên.

Thế mà bây giờ, các tôn giáo cải đạo đến từ phương Tây cũng áp dụng phương pháp đó.

Từ trước đến nay, tôi chưa thấy nhà thờ tổ chức bếp ăn tập thể đông đảo thường xuyên bao giờ.

Thế nhưng, mới đây chúng tôi thay cách làm đãi cơm gieo duyên được tổ chức ở cơ sở một tôn giáo đến từ phương Tây, nhưng cách làm có được hiện đại hóa, có tính toán trong việc quảng bá, không đơn giản có tính chất đại gia đình như ở đạo Phật.

Cơm cũng là cơm… chay. Vào hôm tôi đến ăn thử cho biết, thì món là chả đậu hủ, y như ở chùa thường làm.

Cái khác ở chùa là họ căng bang rôn dựng rạp ra mặt tiền như đãi tiệc, trong khi chỉ là cơm đậu hủ.

Có ý kiến nói họ tiếp cơm chay vì cơm chay đậu hủ giá rẻ. Nhưng cũng có ý kiến là họ muốn tạo vẻ chay tịnh cho cơ sở tôn giáo, để không gây cảm giác hụt hẫng cho tín đồ Phật giáo, vẫn nghĩ tu hành là phải ăn chay.

Buổi ăn miễn phí được tổ chức định kỳ vào sáng chủ nhật, vào ngày có buổi truyền giảng.

Người tiếp đón rất niềm nở, nồng hậu, thân tình, mời vào tận chỗ, cơm dọn ra ngay, không tạo cảm giác chực chờ.

Vừa có sự phô trương, gây chú ý, có tác dụng quảng bá, vừa có sự săn đón chuyên nghiệp. Cái này thì hơn hẳn cách làm ở chùa.

Còn khác hơn nữa là người tiếp đón ngồi bên thực khách sẵn sàng bắt chuyện khi có thể.

Cũng khác với đạo Phật, ở đây người ta khoanh vùng đối tượng. Được tập trung chú ý nhất là thanh niên nam giới (có lẽ là vì người tiếp đón cũng là nam giới, nên họ giữ khoảng cách với nữ giới, hạn chế hiểu lầm).

Tôi cảm thấy rõ điều này vì con nuôi của tôi được săn đón hơn tôi rõ ràng, cũng như những thanh niên khoảng 20 – 30 tuổi khác.

Trong nhà thờ, hình thành một đội ngũ công quả nhà bếp y như ở chùa, điều tôi lần đầu tiên nhìn thấy

Chưa có tờ rơi, tài liệu rao giảng, sách báo, nhưng những người tiếp đón đã biết tên một số người đến ăn thường xuyên. Đặc biệt, họ cố chờ một số sinh viên, được coi là thực khách thân thiết.

Cơm có canh, có trái cây tráng miệng, muốn ăn 2 – 3 suất thì thoải mái, vì có người ngồi bên đề nghị ăn thêm.

Khi ra về thì được mời lần sau lại đến.

Những việc sẽ diễn ra sau khi có mối quan hệ là gì, chúng ta có thể tìm thấy trong bài viết Mối lo hiểm họa cải đạo thường trực của tác giả Nguyễn Bá Duy.

Cái dở của tôi trong chuyến đi tìm hiểu thực tế đó là con nuôi tôi mặc một kiểu quần áo có vẻ giống như đồng phục dân quân tự vệ (phường đội) nên họ có ý ngại, chỉ niềm nở tiếp đón chứ không bộc lộ điều gì.

Tuy nhiên, điều có thể cảm thấy là một cố gắng tiếp cận, chứ không phải là một hoạt động từ thiện. Từ thiện chỉ là một cái cớ. Nó chứa đựng một hậu ý nào đó chứ không tự nhiên như ăn cơm chùa.

Tôi được ăn no như ở chùa. Ra về, trong miệng tôi vẫn còn hương vị quen thuộc của đậu hủ sau khi dùng cơm ở nhà chùa, nhưng nhìn lên thì thấy bóng thánh giá.

Có lời mời đến sớm dự truyền giảng vang lên đâu đó.

MT