Trang chủ Diễn đàn Thủ Thiêm: Sẽ là biểu tượng của TP. HCM công giáo?

Thủ Thiêm: Sẽ là biểu tượng của TP. HCM công giáo?

231

NGƯỜI ĐỐI THOẠI: Mấy hôm nay, những thông tin về Thủ Thiêm đã làm nóng báo đài, nóng mạng internet, cả những trang mạng chính thức được cấp phép và mạng xã hội, nóng trong câu chuyện bàn tán giữa mọi người…

Thế nhưng, tại sao Minh Thạnh, người vẫn có ý kiến bình luận về thời sự Phật giáo, đề cập đến diện mạo tôn giáo ở Thủ Thiêm, việc giải tỏa chùa chiền và vấn đề tồn tại của tổ hợp kiến trúc Công giáo ở đây, vẫn không có ý kiến gì? Trước đây, Minh Thạnh có nói đến tình trạng rất có thể là ở Thủ Thiêm, chùa bị giải tỏa hết, còn nhà thờ thì sẽ ở lại, trở thành cơ sở tôn giáo duy nhất ở Thủ Thiêm. Bây giờ, Minh Thạnh bình luận ra sao?

MINH THẠNH: Câu hỏi có nhiều ý, đồng thời, là lời đề nghị bình luận. Xin trả lời phần câu hỏi trước:

Diễn tiến tình hình đối với khu Thủ Thiêm quá nhanh, vì vậy, tôi muốn có thời gian quan sát, để bình luận theo kịp với thời cuộc.

Cách đây hơn tuần, chỉ mới là thắc mắc về tấm bản đồ quy hoạch bị thất lạc.

Còn bây giờ, chiều nay, 11/5/2018, tôi nghe trên Đài Tiếng nói Việt Nam (thời sự 18g) tiếng nói cử tri yêu cầu thanh tra toàn diện dự án Thủ Thiêm, truy cứu trách nhiệm, trả lại đất, bồi thường nhà…

Tin Ủy ban Nhân dân Q2 quyết định ngừng cưỡng chế tháo dỡ đã là tin cũ, bây giờ vấn đề là Ủy ban Nhân dân Q2 sẽ chịu trách nhiệm đến mức nào (qua nội dung phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam).

Nêu ý kiến bây giờ thì tuy có vẻ theo kịp thời sự, nhưng, trong lúc tình hình xáo trộn như thế này, thì có thể không có ý nghĩa gì trong hướng diễn tiến lâu dài.

Tuy vậy, bạn đọc cứ gởi tôi thông tin và nêu câu hỏi, thì chuyện tới đâu, tôi trả lời tới đó.

Ở Thủ Thiêm việc chùa chiền bị giải tỏa hết, nhà thờ ở lại, tồn tại không phải là điều “có thể”, mà là một thực tế rõ ràng, tôi đã ghi nhận trong một bài viết trước đây về vấn đề cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm.

Không phải chỉ là nhà thờ Thủ Thiêm, mà là một tổ hợp kiến trúc Ca tô La Mã, gồm nhà thờ giáo xứ, tu viện và trường học cũ, chiếm một đoạn mặt tiền sông trải dài, đối diện đường Nguyễn Huệ, đường Hàm Nghi, Bến Bạch Đằng.

Một lần nữa, xin lưu ý, việc ở Thủ Thiêm, chùa bị tháo dỡ, đi hết, chỉ có nhà thờ ở lại là hiện trạng, quan sát được bằng mắt không phải là chuyện có thể. Chúng ta có thể bắt đầu câu chuyện từ hiện trạng này.

NGƯỜI ĐỐI THOẠI: Xin lỗi vì đã đề cập không chính xác, không nhớ ghi nhận của Minh Thạnh. Hiện trạng Thủ Thiêm xóa chùa, còn nhà thờ, tu viện Công giáo nói lên điều gì?

MINH THẠNH: Hiện trạng mà chúng ta đang thấy ở Thủ Thiêm đối với các cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm, theo tôi, đó là một thất bại trong công tác về tôn giáo của chính quyền Q2 đối với việc triển khai di dời để xây dựng khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

Qua một quá trình vận động di dời, đền bù, giải tỏa, cưỡng chế quyết liệt, kéo dài có đến 20 năm, đến bây giờ, từ các cao ốc trung tâm thành phố ngó qua Thủ Thiêm, chỉ thấy độc nhất cơ sở tôn giáo của đạo Ca tô La Mã sừng sững tồn tại, không chỉ một nhà thờ, mà là tổ hợp kiến trúc nhà thờ – tu viện – trường học (mà Ca tô La Mã nhận là của họ).

Hiện trạng mà chúng ta đang nhìn thấy ở Thủ Thiêm cho thấy một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về tôn giáo đã không được thực hiện. Đó là nguyên tắc các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

Tại sao các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, mà ở Thủ Thiêm, chùa có ngôi chấp hành, tự di dời, có ngôi bị cưỡng chế tháo dỡ ( nhưng vẫn tuân thủ cưỡng chế), còn nhà thờ, tu viện thì dù là nghe nói cũng có quyết định cưỡng chế tháo dỡ như đối với một ngôi chùa, nhưng không thể đụng tới một viên gạch.

Kết quả là Thủ Thiêm chỉ còn có nhà thờ tu viện Ca tô La Mã, và hiện trạng đó đang đi vào một tình trạng pháp lý mới, khi có những sự kiện bước ngoặt chung quanh vấn đề di dời ở Thủ Thiêm.

NGƯỜI ĐỐI THOẠI: Ở Thủ Thiêm, cơ sở tôn giáo không tự di dời thì chắc chắn đều sẽ có quyết định cưỡng chế. Pháp luật áp dụng chung cho mọi tôn giáo, đâu chỉ riêng cho tôn giáo nào, mà Minh Thạnh đặt vấn đề các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật?

MINH THẠNH: Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật không phải chỉ trên luật và văn bản hành chính, mà còn là triển khai thực hiện trên thực tế.

Vấn đề ở chỗ triển khai thực hiện ra làm sao, mà văn bản thì chắc như nhau, nhưng đến hôm nay, kết quả thực tế thì ở Thủ Thiêm không còn chùa, mà nhà thờ tu viện Ca tô La Mã thì sừng sững ban ngày, sáng rực ban đêm.

Trong  thực tế, di dời những ngôi chùa ở Thủ Thiêm theo cách thức tự nguyện là việc của Ủy ban Nhân dân Q2. Việc cưỡng chế một ngôi chùa nào đó không tự nguyện di dời sẽ là việc của Ủy ban Nhân dân thành phố, tuy Quận 2 trực tiếp giải quyết.

Nhưng, có lẽ, vấn đề cưỡng chế nhà thờ giáo xứ, tu viện Thủ Thiêm không còn ở cấp thành phố nữa, mà nó liên hệ đến Vatican, tức ở cấp chính phủ, cấp quan hệ quốc tế.

Theo logich đó, vấn đề cơ sở tôn giáo cụ thể ở Thủ Thiêm rất phức tạp, và kết quả rất cụ thể, rất hiển nhiên cho thấy là có vấn đề trong triển khai nguyên tắc các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

Diễn tiến sự việc ở Thủ Thiêm, trong đó có liên quan đến tôn giáo, là việc đáng lưu tâm, nên đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, tôi sẽ trả lời liên tục, bằng một loạt bài, mời bạn đọc nêu câu hỏi và đón xem.

Tất cả những bài trao đổi bình luận đều nhằm tới mục tiêu cụ thể là một ngôi chùa, một bảo đáp, hoặc một tượng Phật lớn mặt tiền Thủ Thiêm ven sông, đối diện Bến Bạch Đằng, để hướng đến hài hòa tôn giáo trong diện mạo kiến trúc tôn giáo ở TPHCM.

Nếu không, chỉ với nhà thờ, tu viện và thánh giá, Thủ Thiêm sẽ là biểu tượng TPHCM Công giáo.