Cười là bố thí

Đầu xuân lên chùa thấy Đức Di Lặc cười, ta cũng cười. Có mấy ai nghĩ rằng cười được với nhau cũng là một cách bố thí. Vậy cười cũng có thể bố thí sao? Nghĩ kỹ lại thấy rất đúng, cười được với nhau là cho nhau tin yêu, hoan hỷ và cảm thông, đó cũng là bố thí.

Phước báo và công đức tạo ra từ xây dựng Bảo điện

Hàng cư sĩ phật tử đã nhịn ăn, bớt mặc, hạn chế tối đa những nhu cầu cần thiết, trải lòng thành kính dâng tịnh tài tịnh vật cúng dường Tam Bảo và nhất là xây dựng ngôi bảo điện thật trang nghiêm.

Niềm vui và sự mầu nhiệm trong phương pháp lễ vạn Phật

Cổ nhân đã từng nói: “Một câu niệm Phật giải oan khiên”, xét ra chỉ niệm danh hiệu của một Đức Phật mà còn giải tỏa được mối thù hận từ hiện đời cho đến bao kiếp thời quá khứ. Huống chi, nay ta được hân hạnh niệm danh hiệu Phật và tôn kính lễ lạy 10 hiệu, 100 hiệu, 1000 hiệu cho đến hàng vạn danh hiệu Chư Phật, thì niềm vui và sự mầu nhiệm sẽ đến với ta biết ngần nào.

Gửi đến những ai thường rụt rè, nhút nhát và ghen tuông, đố kỵ

Có gì dễ chịu hơn khi ta có ai đó để có thể đặt hết lòng tin vào? Có gì nghịch lý hơn khi quyết định chung sống với nhau mà lại không tin nhau? Một khi, ngay từ ban đầu, chúng ta không đặt lòng tin vào người bạn đời thì thật dễ suy luận khi người này đi tìm một người khác để đặt lòng tin vào đó, điều mà ở nhà họ không tìm thấy…

Làm đẹp trong..an vui…thở đều…

Tại sao "ngồi thật yên“ lại có thể …đi… đẹp… ? Tại sao ngồi là điều kiện để đi trong niềm vui và vẻ đẹp? Bởi vì ngồi lập lại thế quân bình tâm thân, ngồi thẳng, lưng không gù, xương sống dựng thẳng không vẹo, vai thong thả, cổ không lệch, nét mặt bình an, tươi tắn hồn nhiên, khi thở, tâm niệm tôi thở vào mùa xuân an lạc, khi thở ra tâm theo hơi thở xả bỏ mọi phiền muộn và hoan hỉ với mọi người chung quanh.

Thực hành tâm vị tha

Lòng ích kỷ làm cho chúng ta chỉ biết lừa dối và bạc đãi người khác. Muốn bỏ bớt tính ích kỷ thì chỉ có cách phát triển lòng vị tha.

Tình yêu rộng lớn: Làm thế nào để bắt đầu

Như chúng ta đã biết, sân hận là những năng lực tâm lý rất mạnh, chúng có thể hoàn toàn áp đảo tinh thần chúng ta. Nhưng chúng ta có thể làm chủ được chúng. Nếu không, chúng sẽ làm cho ta bị điêu đứng và việc tìm kiếm hạnh phúc với một tinh thần thương yêu sẽ khó mà thực hiện được.

Vu Lan đạo lý sống của con người

Ngay từ thời Phật giáo mới du nhập vào Việt Nam, Mâu Tử, trong tác phẩm Lý hoặc luận, đã xác định con đường thể nhập của Phật giáo là: "ở trong nhà thì có thể phụng thờ cha mẹ, ra ngoài xã hội có thể cứu dân giúp nước và lúc ở một mình thì có thể hoàn thiện bản thân”(1).  Dưới cái nhìn duyên khởi của Phật giáo, đạo lý sống của con người vốn bắt nguồn từ tâm hiếu. Mà tâm hiếu chính là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Rõ ràng, Vu lan là ngày lễ để con người thực thi đạo hiếu.

Một vài suy nghĩ về vấn đề nghiện rượu

Khi nói đến rượu, người ta thường nghĩ nó là một thức uống có vị trí đặc biệt gần như không thể thiếu được trong những ngày lễ hội, tết nhất. Đồng thời, nó cũng góp phần không nhỏ trong các lĩnh vực nghiên cứu y học, sinh học và hóa học… Thế nhưng có không ít người xem rượu là một trong những tố chất để tiêu sầu giải muộn “dục phá thành sầu tụ dụng tửu”. Thậm chí có kẻ còn xem rượu là thú tiêu nhã của các bậc hiền nhân.

Cho một lòng tin kiên định

Ngoài trọng trách là sứ giả của như Lai, Tăng Ni trẻ còn có trách nhiệm chung đối với xã hội, phát triển đất nước, khẳng định tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác”. Thực tế cho thấy tại các trường đại học ở TP.HCM, số lượng Tăng Ni sinh theo học ngày càng đông, đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự năng động, hội nhập xã hội của thế hệ trẻ. Các hoạt động xã hội được Tăng Ni sinh quan tâm,chủ động phát huy, tạo nguồn sinh khí mới, một cách nhìn mới trong môi trường giáo dục Phật giáo. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm đối với thế hệ tăng ni trẻ hiện nay là sự phai nhạt các giá trị truyền thống trong đời sống phạm hạnh.

Bài xem nhiều