Tản mạn về câu đối tết

Sáng tác câu đối là một thú chơi tao nhã của các bậc trí thức nhiều thời, có nội hàm văn hóa rất cao, thể hiện luân lý của người Á Đông nói chung, tính nhân văn của dân tộc ta nói riêng. Mỗi độ xuân về, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, nhà nào cũng dán câu đối.

Bàn thờ Tết ở Nam bộ

Đối với dân tộc ta, chữ hiếu được xem là một trong những thước đo phẩm chất con người. Bởi vì có hiếu với cha mẹ, tổ tiên, ông bà thì mới cư xử tốt với đời. Và một trong những cách thể hiện cho trọn chữ hiếu đó là việc thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Khói nhang ngày Tết

Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.

Ngày xuân, tản mạn cùng… thư pháp

Có lẽ, thư pháp là “thú chơi” nho nhã phong lưu nhất trần đời mà tạo hoá ban tặng cho con người. Nói đến nghệ thuật thư pháp, người ta nghĩ đến cái “thần” của chữ. Đó là thần thái của “người cho chữ” được thể hiện qua phong thái ung dung tự tại, tâm thế vững vàng và nét bút tài hoa phóng khoáng...

Đầu xuân đi chùa cầu may

Sớm Mùng 1, trong khi nhiều tuyến phố Hà Nội thưa thớt người qua lại thì tại Phủ Tây Hồ, Chùa Hà, chùa Phúc Khánh, chùa Quán Sứ... dòng người đổ về đông nghẹt để cầu may. Thời tiết cũng như chiều lòng khách du xuân khi không còn quá lạnh.

Ngày Tết nhớ quà rong

Quà rong có ở Hà Nội chắc là phải lâu lắm rồi. Có thể ngay đang lúc cái đất Tràng An này được gọi là Thăng Long là Ðông Ðô là Kẻ Chợ. Phố xá khi ấy nhiều cây, trong trắng chưa có vỉa hè đường nhựa. Và ngày Tết, người ta vẫn nhớ đến gành quà rong.

Người Hà Nội chơi Tết

Tết Nguyên đán có nhiều phong tục, mà Hà Nội là kinh đô nên những phong tục ấy được thể hiện ra rõ nét hơn bất kỳ nơi nào. Chuyện ăn Tết và chơi Tết có thể lấy Hà Nội làm nét tượng trưng cho cả nước, cũng không phải là nói ngoa. Mâm cỗ Tết Hà Nội từng được coi là mẫu mực cho mâm cỗ Tết khắp miền bắc (không kể miền nam vì có khí hậu khác nên cỗ cũng phải khác).

Hoa xuân trên tranh tứ bình

Thiệu Ưng, nhà thơ đời Tống bên Trung Quốc, có bài thơ rất hay về hoa, trong đó có câu: "Nhân bất thiện thưởng hoa chỉ ái hoa chi mao, nhân hoặc thiện thưởng hoa chỉ ái hoa chi diệu..." (Người không biết thưởng hoa chỉ yêu thích hoa về vẻ đẹp (bên ngoài), còn người biết thưởng hoa thì yêu cái thần diệu của hoa (hồn hoa)...

Tết trong cung vua phủ chúa

Trong cung đình ngày xưa, tính chất linh thiêng của ngày Tết còn quan trọng hơn, vì Vua và triều đình là đại diện cho hưng thịnh quốc gia, bình an ấm no dân chúng nên những nghi lễ cúng bái đầu năm rất tôn nghiêm, chưa kể tính xa hoa, lộng lẫy chứng tỏ quyền lực “Thiên tử”.

Ăn Tết và Chơi Tết

Không khí Tết đang len lỏi vào đến từng nhà. Khắp nơi, nhiều người đã lục đục đi mua sắm để được ăn Tết một cách hoành tráng nhất.

Bài xem nhiều