Những dấu hỏi quanh tháp Bình Sơn

Được sự quan tâm của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cùng UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 11-8-2008, Ban quản lý chùa Vĩnh Khánh thuộc thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi công xây dựng chính điện.

Chùa Cói (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)

Chùa Cói, xưa thuộc làng Cói xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Di tích chùa Cói là một tổ hợp đầy đủ của một Phật đường bao gồm: Tam quan, chùa và tháp.

Chùa Dâu đất Luy Lâu

Vùng đất cổ tích Dâu - Luy Lâu cách Hà Nội chỉ hơn 20km về phía đông, mang trong lòng bao câu truyện cổ. "Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu"... Ai đã một lần đi về Thuận Thành, Bắc Ninh, hãy một lần về thăm chùa Dâu, ngôi chùa cổ kính xưa nhất Việt Nam này.

Video: thăm chùa Hang (Kiên Giang)

Chùa Hang là một ngôi chùa nằm giữa hang sâu gần 40m, thâm u, mờ ảo. Các thạch nhũ khi ta sờ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông chùa, vì vậy có người gọi là đá chuông.

Video: Đến thăm ngôi chùa cổ Bà Thiên Hậu ở TP HCM

Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Và do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.

Video: thăm chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc nằm trên một ngọn núi Câu Lâu cao khoảng 50 mét thuộc địa phận thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội, cách Hồ Gươm 37 km (đi theo đường Hà Nội- Sơn Tây).

Hành trình hồi hương của quả chuông cổ (cập nhật ý kiến độc giả)

Từ phát hiện tình cờ của một giáo sư Nhật, quả chuông Việt lưu lạc trong một cửa hàng đồ cổ ở Tokyo đã được “hồi hương”. Một câu chuyện cảm động về những tấm lòng và chưa có hồi kết.

Đến chùa Hội Khánh chiêm ngưỡng những Phật tích

Từ lâu, chùa Hội Khánh được nhiều người biết đến với tư cách là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Những giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật mà ngôi chùa này còn lưu giữ lại luôn có một sức cuốn hút lạ kỳ đối với những nhà nghiên cứu, với các bạn học sinh, sinh viên và du khách trong, ngoài tỉnh.

Chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng)

Sóc Trăng là một tỉnh có đông đảo người Khmer đang sinh sống. Cuộc sống của người Khmer luôn gắn với những ngôi chùa. Mỗi ngôi chùa đều là một công trình văn hóa đặc thù của người Khmer. Ở Sóc Trăng ngoài các ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Khleang... còn có chùa Chén Kiểu.

Chùa giữa miệng núi lửa

Cù lao Ré, tên tục của huyện đảo Lý Sơn, tổng cộng có 24 ngôi chùa và am miếu. Cả hòn đảo lúc nào cũng mặn chát, một cộng đồng nhỏ bé gồm những con người cả đời chiến đấu với thiên nhiên.

Bài xem nhiều