Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Đạo Phật đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của Dân tộc, hòa nhập cùng Dân tộc như nước với sữa, đã trở thành một tôn giáo rất gần gũi, thân thương với Dân tộc và con người Việt Nam.

Tốt đời, đẹp đạo ở Làng Chùa (Đức Trọng, Lâm Đồng)

Không biết đã có thể xác lập kỷ lục cho vùng quê này hay chưa - đó là kỷ lục về một vùng dân cư gọi chung là Ðại Ninh thuộc hai xã nằm hai bên bờ con sông nhỏ Ða Nhim thuộc huyện Ðức Trọng, Lâm Ðồng, nơi có số lượng cơ sở thờ tự Phật giáo có lẽ là nhiều nhất Việt Nam...

Dấu ấn 30 năm xây dựng và phát triển PG xứ Thanh

Cách đây 30 năm, ngày 01/11/1984, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hoá được thành lập với tên gọi là Ban đại diện Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hoá. Trải qua 3 thập kỷ, với 6 nhiệm kỳ xây dựng và phát triển, Phật giáo Thanh Hóa hòa mình, gắn bó với nhân dân trong tỉnh, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là chỗ dựa về tinh thần, tâm linh của nhân dân địa phương. Với tinh thần đoàn kết, hòa hợp và với tinh thần trách nhiệm cao vì Đạo, vì Đời, Phật giáo Thanh Hóa đã có những thành tựu nhất định, góp phần vào những thành tựu chung của tỉnh.

HT. Thích Chơn Thiện: “Tô bồi đời sống tâm linh và nguồn mạch văn...

Từ ngày 20-8 đến 10-9-2008, Giáo hội đã thực hiện chuyến hoằng pháp qua 6 nước châu Âu với sự tham gia của 24 thành viên thuộc Ban Thường trực HĐTS, các Ban Giáo dục Tăng Ni, Hoằng pháp, Phật giáo Quốc tế, Kinh tế-Tài chính do HT.Thích Chơn Thiện – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS làm trưởng đoàn. Mặc dù đang bộn bề công việc, Hòa thượng đã có cuộc trao đổi về chuyến đi.

Chùa Đình Quán – ngôi nhà thứ 2 của tôi

Quê tôi cũng có 1 ngôi chùa, mọi người quen gọi là chùa Nổi. Chùa nổi thường xuyên đóng cửa quanh năm ngoại trừ các ngày mồng một và rằm mỗi tháng. Chùa không có tăng trụ trì mà chỉ được trông nom bởi một người hành nghề thầy pháp có nhà bên cạnh chùa.

Tìm hiểu nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh qua lăng kính tính...

Bài viết này, trình bày thuyết Tính không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) và quán chiếu từ đó tới hành trạng thái sư Lê Văn Thịnh xưa. Theo Long Thọ trình bày về Tính Không là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt Trung Quán Luận, Tính Không là biểu hiện của sự vật và hiện tượng là vô thường, vô ngã, là nhân duyên hòa hợp không cố định. Nhận thức được triết lý này con người sẽ tự giác thoát ra khỏi sự chấp trước (tham, sân, si) mà sống trong tỉnh thức. Quá trình tìm hiểu Tính Không liên hệ tới con người Lê Văn Thịnh là một quá trình phức tạp, do các pháp là vô ngã, nên sự kiện con người thái sư Lê Văn Thịnh cũng là vô ngã. Mỗi cá nhân trong số chúng ta khi đã hiểu được vấn đề liên quan tới vô ngã thì chúng ta sống với thực tại, chính niệm sẽ bớt khổ đau đem lại an vui.

Sư thầy 30 tuổi làm “cha” sáu trẻ nhỏ

Sáu sinh linh bé nhỏ bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ đang được sư thầy Thích Thanh Lương cưu mang ở chùa Sùng Nghiêm, xã Minh Đức (Tứ Kỳ, Hải Dương).

Tấm lòng của một ni sư

Tịnh xá Bình Hòa nằm nép mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Văn Chí thuộc phường 4, quận 6, TPHCM mà trụ trì là một vị nữ tu đã lớn tuổi: ni sư Thích Nữ Chiếu Minh.

Mái nhà chung của các phận nhỏ bất hạnh

Nép mình bên dòng sông Hương thơ mộng, cô nhi viện chùa Đức Sơn thuộc thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế được biết đến như là một mái ấm tình thương cho những em nhỏ có phận đời bất hạnh...

Nhà sư xây nhà hỏa táng từ thiện

Có một nhà sư phát tâm cúng dường Tam bảo, tự nguyện đứng ra xin phép xây dựng một nhà hỏa táng từ thiện. Đó là Đại đức Thích Minh Bửu, trụ trì Tịnh xá Ngọc Thạnh, xã Bình Thạnh, Trưởng ban đại diện Phật giáo đồng thời là ủy viên UB.MTTQ huyện Hồng Ngự.

Bài xem nhiều