Thiền viện Phước Sơn – Địa chỉ tu tập lí tưởng

Thiền viện Phước Sơn toạ lạc trên đồi Lá Giang thuộc ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngọn đồi thoai thoải rộng 45 hecta được chư tăng thiền viện khai phá trồng dầu, sao, tràm bông vàng và một số cây trái ăn quả khác. Từ xa du khách đã nhận ra mái chùa ẩn hiện trong rừng cây tĩnh lặng.

Ni sư Thích Nữ Huệ Từ: trở ngại về khâu thủ tục, giấy phép...

Chúng tôi đã có kế hoạch thực hiện những dự án xã hội với quy mô lớn trực thuộc Ban TTXH T.Ư như mở trường dạy nghề cho con em đối tượng nghèo, cơ sở nuôi dưỡng và chữa bệnh cho người già... nhưng trở ngại về khâu thủ tục, giấy phép hoạt động nên đành phải dừng lại. 

Mái ấm nơi cửa Thiền

Giữa không gian thanh tịnh với những mái cong cổ kính, bình dị của ngôi chùa Mía (Sơn Tây, Hà Tây), những năm qua 5 em gái nhỏ bị bỏ rơi từ lúc còn đỏ hỏn đã được sư thầy Thích Đàm Thanh mở rộng vòng tay từ bi, ân cần chăm sóc. Nhìn các em ríu rít chơi đùa trong sân chùa rồi lại ùa vào ôm vai, ôm cổ, nũng nịu gọi mẹ Đàm Thanh, chúng tôi cảm nhận được nơi đây đã đem đến cho các em mái ấm, một điểm tựa để khôn lớn và trưởng thành mà những người mẹ mang nặng đẻ đau đã không làm được.

Cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám: Người sáng lập GĐPT Việt Nam

Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Phú Mỹ, tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý nhiều đời làm quan. Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự Đức.

Chùa Nghệ sĩ – nơi lưu giữ những thâm tình

Để tạo một môi trường  sinh hoạt của giới văn nghệ sĩ qua ý định của NSND Phùng Há và ông bầu Xuân đã thành lập Hội Nghệ sĩ Ái hữu Sài Gòn-Gia Định. Trong suốt 10 năm (1948-1958) NSND Phùng Há chính là người có công đầu trong việc kết nối trách nhiệm, tương trợ những người nghệ sĩ sân khấu đang hành nghề tại Sài Gòn. Và kể từ ngày 29-10-1958 trên mảnh đất 6.000m2  tại Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, giới nghệ sĩ Sài Gòn như có một địa chỉ chung để trở về, đó là chùa Nghệ Sĩ (Nhựt Quang tự – 116/6A Thống Nhất, Q.Gò Vấp).

HT. Thích Hiển Pháp: Dự thảo Hiến chương Giáo hội tu chỉnh có nhiều...

Hiến chương tu chỉnh lần này có những điều tương đối quan trọng được quy định trong Hiến chương như: Có thêm điều mới quy định về đạo kỳ, đạo ca; hệ thống Giáo hội sẽ có 3 cấp hành chính: Trung ương Giáo hội, Tỉnh, Thành hội và quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; nếu Pháp chủ khuyết vị thì vị Phó Pháp chủ thứ 1 được suy tôn đảm nhiệm Quyền Pháp chủ

Dòng diễn biến của Thiền tông Việt Nam

Khôi phục Thiền tông đời Trần, do Hòa thượng Thích Thanh Từ  chủ trương với danh hiệu Thiền phái Trúc Lâm Phụng Hoàng đã dấy lên phong trào học thiền trong và ngoài nước, có ảnh hưởng rộng đến quần chúng. Đặc điểm là theo đường lối Thiền giáo song hành, dùng thiền để soi sáng kinh, dùng kinh để ấn chứng thiền.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Đừng để danh, lợi trở thành ma...

Nhân dịp chuẩn bị khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Hà Tây lần thứ VI, vào lúc 10 giờ ngày 14/9/2007, tại trụ sở BTS THPG tỉnh Hà Tây, BTV PTVN đã có cuộc trao đổi với Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ – Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh Hội. Cùng tham dự cuộc trao đổi có nhị vị Hòa thượng Thích Thanh Bích, Thích Quảng Lợi - Đồng Phó Trưởng ban Trị sự THPG tỉnh Hà Tây.

Khoảng an bình nơi cửa chùa Bình An (TP. Hồ Chí Minh)

Bao năm nay, ngôi chùa Bình An trở thành ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh. Cửa chùa vẫn luôn rộng mở chở che những người già neo đơn, cô độc. Tiếng chuông chùa đang ươm những mầm xanh không may mắn... Mỗi thân phận trắc trở sẽ được an bình nơi cửa phật. Đó cũng chính là thiện nguyện của ngôi chùa Bình An.

Phật giáo Việt Nam trong mối giao lưu, tiếp biến với Phật giáo Ấn...

Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm có thể từ trước công nguyên. Tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng các nhà nghiên cứu thường thống nhất rằng mỗi dân tộc đều có một ông Phật của riêng mình. Vậy thì cái riêng, bản sắc Phật giáo Việt Nam là gì ?

Bài xem nhiều