Pháp môn Tịnh độ

Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên, bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu cả Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo và Đại thừa đốn giáo.

Dâng y Kathina

Y Kathina, Hán ngữ phiên âm Ca hi na y, Ca khích na y; dịch nghĩa là Kiên y, Công đức y, Thưởng thiện phạt ác y, Nan hoạt y, Ấm phú y… Trong đó, Công đức y được sử dụng phổ biến hơn cả. Theo các nhà Luật học, Kathina trong Phạn ngữ, có nguyên nghĩa là loại vải thô cứng được dùng làm chất liệu may y (Thích Trí Thủ, Yết ma yếu chỉ).

Liễu tri tâm

Phật dạy rằng mọi pháp tùy thuộc vào tâm. Để hiểu rõ vấn đề này, trước hết chúng ta phải hiểu bản chất và chức năng của tâm. Mới nghe qua, vấn đề dường như hoàn toàn dễ hiểu vì tất cả chúng ta đều có tâm, và chúng ta đều biết trạng thái của tâm chúng ta như thế nào, như vui hoặc buồn, sáng suốt hoặc xáo trộn...

Giáo lý Nghiệp

Giáo lý nghiệp của Phật giáo có thể sử dụng để biện giải về sự sinh tử luân hồi, đa dạng của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường. Các khái niệm về nghiệp được hình thành rất sớm, ngay trước khi bộ tộc Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ. Nghiệp có thể chi phối con người và vũ trụ. Nghiệp có một sức mạnh luôn khiến con người tạo ra nghiệp mới để rồi chịu nhiều quả báo khác nhau, trói buộc con người vào sinh tử luân hồi.

Công hạnh của ngài Địa tạng Bồ Tát

Bồ tát Địa Tạng là vị Bồ tát  có nhân duyên sâu nặng với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ tát được Đức Phật giao phó trọng trách làm giáo chủ cõi Ta bà trong khoảng thời gian Đức Thế Tôn nhập diệt, Bồ tát Di Lặc chưa thành Phật.

Ngủ ban ngày

Ngủ nghỉ là một trong những nhu cầu quan trọng của đời sống con người. Giấc ngủ có tác dụng trị liệu, nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe cho thân và tâm. Không ngủ, thiếu ngủ hoặc mất ngủ là bệnh hoặc sẽ dẫn đến bệnh. Tuy vậy, ngủ nhiều, ngủ quá thời gian cho phép cũng không phải là điều hay.

Mang y đẹp bị Phật quở

Người ta vẫn thường nói “Chiếc áo không làm nên nhà tu nhưng nhà tu thì không thể thiếu chiếc áo”, xem ra chiếc áo của người tu cũng lắm vấn đề để bàn…

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong những pháp ấn đó thì giáo lý ấy chắc chắn không phải Chánh pháp, lời Phật dạy. Chính vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết kinh điển, từ Kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền.

Dạy con

Người ta thường nói “cha mẹ sinh con, trời sanh tánh”, điều này có nghĩa tánh nết hay tính cách của con cái tùy thuộc vào nghiệp lực của nó, cha mẹ khó can thiệp vào.

Thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên còn gọi là pháp Duyên khởi hay pháp tùy thuộc phát sinh, có nghĩa là sự sinh khởi của một pháp tùy thuộc vào điều kiện hay yếu tố đi trước nó làm nhân cho yếu tố sau sinh khởi. Nhân là nhân tố cơ bản để hình thành một hiện hữu, duyên là những điều kiện ắt có và đủ tác động làm cho nhân sinh khởi, tạo thành một vòng tròn nhân duyên, gọi là Thập nhị nhân duyên (Pratìtyasamutpàda). Vậy, duyên khởi có thể hiểu là sự hiện khởi trong sự hỗ tương lệ thuộc, hay do các duyên phối hợp mà pháp sanh khởi.

Bài xem nhiều