Kim Chương Tự – ngôi chùa lịch sử của đất Gia Định

Hai ngôi chùa cổ của trấn Phiên An được tác giả Gia Định thành thông chí khảo tả là Giác Lâm tự và Kim Chương tự. Kim Chương tự là ngôi chùa gánh lấy hầu hết những thăng trầm của lịch sử đất Gia Định. Lúc được coi là ngôi “đại bửu sát”, lúc chỉ còn là ngôi chùa lá nhỏ hoang tàn ở ven Đồng Tháp Mười. Giờ đây, những gì còn lại ở đó là những di vật quý hiếm của lịch sử, của lịch sử Phật giáo, của lịch sử mỹ thuật đất Gia Định xưa...

Quốc tự Diệu Đế

Ngôi Quốc Tự Diệu Đế tọa lạc tại số 100 đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.  Chùa do Vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844 với qui mô đồ sộ trên nền phủ đệ cũ của nhà vua, nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh đã hư hỏng.

Chùa Từ Đàm

Chuà Từ Đàm được kiến tạo đầu tiên tại thôn Vĩnh Mỹ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trên một khoảng đốc cao rộng trên dốc Bảo Quốc - Từ Đàm. Theo tài liệu của học giả Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố thì ngôi chùa nầy được khởi công cất ngày 3 tháng Hai năm 1696, dưới đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1727), danh lam nổi tiếng Đàng Trong.

Chùa Đồng Thiện – một sắc thái của đạo Phật Việt Nam

Hải Ninh là tên của một ngôi chùa lớn nằm ở trung tâm xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải. Theo tục tuyền và nội dung văn bia thì chùa Hải Ninh được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ này, do Hội Đồng Thiện đứng chủ hưng công. Công việc thiện tâm này của Hội đồng thiện nhân được sự hưởng ứng của đông đảo tín đồ, thiện nam, tín nữ trong cả nước.

Ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ

Ở những thị trấn vùng Hậu Giang, những di tích của người Khmer còn sót lại rất nhiều trong đó, chùa chiền đã đóng vai quan trọng. Chùa Khdleang tại Sóc Trăng là một hình tượng của nền văn hóa đó còn lưu lại. Theo những tài liệu còn lưu lại trong ngôi chùa náy thì đây là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng có từ thế kỷ  thứ XVI. 

Ngôi chùa lừng danh nhất vùng đồng bằng Nam bộ: chùa Tây An và...

Chùa Tây An đã hai lần được trùng tu đại quy mô: lần thứ nhất vào năm 1861, do Hòa thượng Nhất Thừa chủ trì trùng tu chính điện và nhà Tổ rộng rãi thêm và có nhiều công trình điêu khắc trang nhã hơn; qua lần thứ nhì vào năm 1958, do công trình của thiền sư Bửu Thọ;  những công trình chính trong giai đoạn sau gồm có: xây ba

Dòng Phật giáo Vĩnh Nghiêm

Sự tích của Vĩnh Nghiêm Tự này, căn cứ theo "Bắc Giang Địa Chí" của ông Trịnh Như Tấn, hiệu Nhật Nham (Tín Đức Thư Xã xuất bản) tháng 7 năm 1937  viết: Theo  tục truyền trong dân gian địa phương thì chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng lên từ thời Lý Thái Tổ ( 1010-1028).

Chùa Duệ và thần tích sông Tô

Thần tích bên con sông Tô sống mãi với tín ngưỡng dân gian, kết đọng lại trong mờ ảo khói nhang những đền chùa ở khu vực này.

Chùa Hương và lễ hội chùa Hương

Chùa Hương nằm trên địa bàn xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 60 cây  số. Nhìn chung, chùa Hương không phải là một ngôi chùa duy nhất, mà là cả một hệ thống chùa chiền, đền thờ, hang động (16 nơi lễ bái), nằm trong khu vực những ngọn núi đá vôi và rừng nhiệt đới, diện tích đến 6 cây số vuông. Cho đến nay, vẫn chưa ước tính được năm thiết lập việc thờ cúng ban đầu.

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột  nằm trong quần thể của chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ)  xây    thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây hoàng thành Thăng Long đời nhà Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội. Hình dáng của ngôi chùa này ngày nay là đã qua nhiều lần trùng tu vào đời nhà Lê và đời nhà Nguyễn.

Bài xem nhiều