Mơ ước về một ngôi niệm Phật đường cho buôn làng

Một ngôi chùa, ngôi niệm Phật đường nhỏ, bên cạnh là ngôi trường tình thương, vang vọng lời kinh Phật bằng tiếng dân tộc dưới ánh trăng rằm trong và dịu của cao nguyên là mơ ước của người Phật tử dân tộc Châu Mạ ở buôn Sôven. Ước mơ đó sẽ thành hiện thực trong tương lai gần, nếu buôn Sôven có thêm những “K’wếu”, những gương mặt như chú tiểu Đồng Tự, Đồng Tín và những Phật tử trẻ người dân tộc Châu Mạ như ở buôn Đăng Đừng…

Quốc lễ Phật đản ở thời Lý

Sách Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2 viết: "Từ đời Lý, mỗi năm hội Phật đản đã được tổ chức thật lớn lao rồi. Vua Lý Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên đã làm cho Lễ Phật đản trở thành quốc lễ lớn. Lễ tắm Phật bằng nước Ngũ vị hương được cử hành sáng mồng tám tháng Tư tại chùa Diên Hựu.

Lễ Phật đản ở đất Bắc sau Phong trào Chấn hưng Phật giáo (1936...

Trước ngày thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (6-11-1934) các chùa ở đất Bắc tuy có làm lễ kỷ niệm Phật đản, song cũng như các ngày lễ bình thường. Từ ngày có Hội Phật giáo, ở Trung ương hội cùng các chi hội Phật giáo địa phương (CHPG), lễ Phật đản đã được chú tâm tổ chức rất long trọng và quy mô, mỗi nơi có hàng ngàn, hàng vạn người đến lễ bái, nghe giảng.

Trẻ em bất hạnh và mảnh đời ở chùa

Trong bữa cơm trầm lắng nơi cửa chùa của những mảnh đời bị bỏ rơi luôn lắng đọng một nỗi niềm sâu thẳm. Có được chốn ăn, ngủ nhưng những trái tim nhỏ bé vẫn khát vọng cháy bỏng về một người mẹ, một gia đình của mình.

Phật đản 1964 trong ký ức người dân Sài Gòn

Sau Pháp nạn năm 1963, Phật đản 1964 đã đi vào lòng người với một không khí lễ hội hoành tráng. Ký ức về Đại lễ Phật đản 1964 như mãi vang vọng không chỉ những người con Phật mà cả trong lòng dân chúng Sài Gòn thời bấy giờ. Trong những ngày này, không khí lễ hội Phật đản như tràn ngập mọi nẻo đường góc phố, từ Khánh Hội, Vĩnh Hội qua ngã tư Bảy Hiền, từ Phú Lâm về tới Thị Nghè, toàn thể Sài Gòn như ngập tràn không khí lễ hội Phật đản, cờ phướn tung bay, đâu đâu cũng thấy lễ đài Phật đản, người dân Sài Gòn dường như bừng tỉnh dưới ánh đạo từ bi.

Đại Lão Hoà thượng Thích Thanh Bích – Bậc Trưởng lão tiêu biểu của...

Đại Lão Hoà thượng Thích Thanh Bích (Tổ Hội, Cụ Hội Xá) đương kim Viện chủ Tổ đình Hội Xá - Thường Tín – Hà Tây, thành viên kỳ cựu HĐCM GHPGVN, Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây, Hạ chủ Trường Hạ Hội Xá, năm nay đã sang tuổi 96, đồng tử xuất gia từ năm 6 tuổi, trì đại giới đã 77 năm, là Trưởng lão cao niên bậc nhất của Phật giáo nước nhà, tiêu biểu về chân tu, đạo hạnh, thuần chất, lão thực. Ngài là tấm gương sống động, hiện tiền, sáng ngời cho các thế hệ hậu lai noi theo.

Cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam 1932 – 1945

Chấn hưng Phật Giáo Việt Nam trước Đệ Nhị Thế chiến là một bước tiến mạnh để canh tân nền văn hóa này. Nhu cầu thay đổi văn hóa không thể thiếu sót được. Phật giáo những năm 30-45 đứng trước tình hình bị chìm lắng bởi nền văn minh khoa học sống động rực rỡ khoảng đầu thế kỷ XX của Tây phương phát triển, trong khi đó đạo Phật cũng như các tôn giáo khác ở Á châu chỉ còn lại các hình thức lễ bái cổ truyền, còn phần tinh hoa cao quý của nó bị thời gian quên lãng.

Bệnh viện trong chùa

“Người ta vào chùa để tránh những phiền lụy ở đời, chẳng màng gì những nỗi lo thế tục. Nhưng tôi vào chùa chỉ có tâm niệm chữa bệnh cứu đời, mà theo tôi đó cũng là thiện tâm của Phật”.

Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch 2551 của Hòa thượng Chủ tịch...

...Mừng ngày Phật đản, người con Phật trước hết là nhớ đến Phật, Chúng ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tức là niệm Tam Bảo, mà Tam Bảo có thể tính là Phật. Nhớ đến Phật thì quyết tâm tu thân, làm theo lời Phật dạy. Đây cũng là ý nghĩa mọi Phật sự mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thực hiện trong suốt 26 năm qua kể từ ngày được thành lập...

Một năm tu bát quan trai ở chùa Thiên Phước

Đạo tràng Bát quan trai chùa Thiên Phước, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tổ chức tu học định kỳ vào 2 ngày mùng 8 và 22 ÂL hàng tháng. Mặc dù điều kiện giao thông nông thôn còn trắc trở, một số Phật tử qua sông công quả, tu học phải “luỵ đò”, song những ngày tu tập nơi đây vẫn rôm rả, ấm áp chùa quê. Bởi là trụ sở Ban Đại diện PG huyện, chùa Thiên Phước thường diễn ra những cuộc lễ long trọng trong năm và là một những đạo tràng an cư kiết hạ của chư Tăng năm 2006, Phật tử có dịp tham vấn, thỉnh pháp và hành trì với nhiều chư tôn đức về giảng pháp.

Bài xem nhiều