Trở về một hồ sen

Có một mảnh ký ức vẫn chập chờn trong đầu tôi từ ngày còn bé…Dẫu đó là một câu chuyện huyền thoại, một huyền thoại bất tận mà rồi sẽ khiến tôi trăn trở kiếm tìm bằng cả cuộc đời…

Một đóm lửa thơ

<P class=MsoNormal style="TEXT-JUSTIFY: inter-ideograph; MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Mạnh Xuân 2007, anh Hoàng Xuân Thiệu đi du lịch Trung Quốc, khi qua chùa Hàn San, anh có chép lại tặng tôi bài tứ tuyệt lưu danh thiên cổ của Trương Kế.<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN>Đó là bài Phong Kiều Dạ Bạc.<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN>Nguyên tác bài thơ nầy đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc lên trên một tấm bia đá, dựng trong chùa Hàn San.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN>

Một ngày tìm Phật

Đi học nước ngoài phải đối diện và giải quyết nhiều thứ, nhiều lúc con người ta rơi vào trạng thái lơ lửng, trống rỗng, cô đơn và dẫn đến stress trầm trọng. Khi bị thế tôi vội tìm những nơi yên tĩnh để hít thở và an tịnh tâm hồn. Ở Việt Nam, tôi đã từng đọc sách Phật, trong đó có quyển Mùi Hương Trầm của Nguyễn Tường Bách, nói về những cảm xúc của ông khi đi qua những vùng đất chất đầy những dấu tích tâm linh.

Những cánh đồng tỉnh thức

Người ta thường nói về việc “sống một mình trong thiên nhiên”. Điều này rất lạ lẫm với tôi. Tôi đang nhớ lại một ngày hè đặc biệt, dạo tôi lên 9, tôi chẳng làm gì ngoài việc nằm trên một cánh đồng ở miền Nam Ontario đăm đăm nhìn vào bầu trời xanh thẳm.

Những bài thi kệ thị tịch của các Thiền sư Việt Nam trước khi...

Có thể nói một cách tóm tắt Kệ là một thể thơ (văn vần) thường dùng trong đạo Phật. Ngay từ khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã có nhiều bài kệ hoặc là để tóm tắt, để cô đọng một số điều đã giảng dạy cho các đệ tử hoặc để thể hiện một cách súc tích một hành động, một tư duy, một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu sắc. Trong các bộ Kinh của Phật giáo, ngoài phần kinh thuyết, thường hay có phần kệ kèm theo.

Cánh cửa cuộc đời mới

Trong cái mất có cái được. Bàn tay của chị tôi những giờ phút cuối không còn cầm được những đồng tiền do mình kiếm ra, không níu nổi dù chỉ một bàn tay trong rất nhiều bàn tay thân yêu của chị, để chị còn có chỗ bám víu với cuộc đời. Gương mặt thanh tú của chị giờ đã đen sạm vì bệnh tật, thuốc thang.

Người ảo hóa, sự chiêm bao

Trong thơ ca Việt Nam, người nói đến chiêm bao nhiều nhất có lẽ là Nguyễn Trãi, từ chiêm bao trong thơ Quốc Âm đến mộng trong Ức Trai thi tập. Hơn năm trăm năm rồi, những vần thơ chiêm bao này vẫn còn tinh khôi ý vị:

Bác Hãn lên chùa

Tôi biết đạo Phật ở thời Lý trước hết là nhờ đọc quyển Lý Thường Kiệt của bác Hoàng Xuân Hãn. Ðọc sách lúc vừa lên trung học, thú thực tôi say mê những chương nói về chiến công hơn là những trang bàn về gấm hoa của đạo Phật ở thời độc lập cực thịnh này. Lớn lên, đọc lại Lý Thường Kiệt, tôi mới thầm cám ơn bác đã làm cho tôi hiểu văn hóa đi đôi với chính trị như thế nào, nuôi dưỡng dân tộc ra làm sao.

Nhân mùa Phật đản suy ngẫm về mùa sen Huế

Lại một mùa Phật đản nữa sắp trở về, mùa mà người dân Huế quen gọi là mùa Sen, hương sen ngọt dịu và thanh khiết lan tỏa khắp trời cố đô. Nhớ sen, tôi lặng lẽ đi thăm lại các hồ sen ở Huế để cảm nhận cái hương thơm quốc hồn quốc túy của sen đầu mùa. 

Cảm niệm Phật đản

Vũ trụ tuần hoàn đang quay lại khoảnh khắc thiêng liêng bất khả tư nghì; khoảnh khắc mà gót chân đại hùng ghi dấu ấn đầu tiên của đức Bồ-tát tối hậu thân lên mặt đất, được vun bồi bởi thiện nghiệp của chúng sinh, mà cũng thường trực bị dày vò bức bách bởi ái dục, tà kiến, thù hận; khoảnh khắc cả đại thiên vũ trụ trong dòng xoáy huyễn mộng chợt biến chợt hiện, gây bởi cuồng phong nghiệp cảm, bỗng ngưng đọng để lắng nghe nhịp đập của trái tim đại bi, vì tiếng kêu khóc của vô vàn chúng sinh trong ngục tối hãi hùng.

Bài xem nhiều