Thời gian và bản chất của hiện hữu

Thời gian được hiểu là một yếu tố hết sức trừu tượng nhưng lại hàm tàng một năng lực chi phối rất lớn đến đời sống con người, quy định sinh hoạt của con người vào một khung trật tự được mặc nhiên chấp nhận. Theo truyền thống tư duy của người Ấn Độ cổ đại, từ thời kỳ Rgvada (khoảng 1.500-1.000 năm trước Tây lịch) cho đến giai đoạn Upanishads (Áo Nghĩa Thư) (khoảng 1.000 - 500 năm trước Tây lịch), yếu tố thời gian chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là trong đời sống sinh hoạt tôn giáo và triết học.

Phật giáo: Hữu thần – Vô thần

Theo nếp suy nghĩ của chúng ta, mọi vật trong thế giới đều được chia thành hai đối cực: có - không, đúng - sai, phải - quấy… Nhưng mà, vạn vật đâu phải chỉ là sự phân chia ranh giới rạch ròi, sự phân chia rạch ròi đó chỉ là hệ quả hệ lụy từ trong bản chất ưa suy luận của chúng ta thôi (kinh Lănggià gọi là hý luận: prapañca).

Vài suy nghĩ về Tâm và Thức

Trong bài “Khi vật lý học gõ cửa Bản thể học”, đi đề cập đến trường lượng tử, tác giả viết: “… chúng ta hiểu đó là trường lượng tử, chứa tâm, chứa thức”. Tâm (citta) và thức (vinnana) là thuật ngữ Phật học, được đề cập trong hai nội dung quan trọng: thế giới duy tâm biến hiện, và các pháp duy thức.

Tìm hiểu sâu thêm về ”pháp” (dharma), một trong ”tam pháp bảo” của Phật...

Theravada (theo tiếng Pali - tiếng của Phật giáo Nam tông - nghĩa là “học thuyết của người xưa”) là một phái của Tiểu thừa (Hinayana), bắt nguồn từ tông phái Sthavida và đặc biệt là từ nhánh Vibhajyavadin do Moggaliputta Tissa lập ra, được Mahinda đưa vào Sri Lanka năm 250 tr. CN. Từ Sri Lanka, Phật giáo Theravada phát triển mạnh vào khu vực Đông Nam Á.

Đạo Phật trước các triết lý chính trị- Phần 2

Như vậy, tôn giáo là chính trị của một thời xa xưa, rất xa xưa chăng? Có thể lắm. Dù sao, sự xuống cấp của đời sống chính trị trên mọi lục địa dường như đang mời gọi nối lại cuộc đàm thoại giữa hai thái cực, trong chiều hướng vượt thoát quan niệm thống trị từ thời Machiavelli còn đang tác hại: chính trị chỉ đơn thuần là nghệ thuật giành giật chính quyền như mục đích tự tại.

Đạo Phật trước các triết lý chính trị

Đạo là đạo, đời là đời! Chúng ta thừa hưởng từ Tây phương một sự đối lập không có ở mọi nơi, mọi thời. Và ngay cả ở đây, không phải lúc nào tôn giáo cũng đối kháng với chính trị, nhà nước với nhà thờ, đạo với đời. Mặt khác, nếu bất kỳ nhà chính trị nào cũng mơ mộng tụ tập đông đảo quần chúng trên một dự án hay đường lối chính trị nào đó, thì nguyên nghĩa của từ religion - dù xuất phát từ relegere (tập hợp) hay religare (nối kết) - lại không nói lên ngay chính cái giấc mơ đó hay sao?

MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA “TÂM” VÀ “LINH HỒN”

Tín lý Công giáo xác tín: Thiên Chúa đã ban cho con người một linh hồn giống như hình ảnh của Ngài. Còn nhà Phật thì nói: con người có cái Tâm. Vấn nạn được đặt ra như sau: Nếu linh hồn do Thiên Chúa ban, vậy Tâm do ai ban? Nếu không do ai ban cả thì từ đâu mà có Tâm?...

Vấn đề nguyên nhân đầu tiên trong đạo Phật

Mỗi khi ngước mắt nhìn vũ trụ, con người thường băn khoăn tự hỏi: "Vũ trụ do đâu mà có? Nguyên nhân đầu tiên của vạn vật là gì?". Câu hỏi nầy đã được đặt ra từ bao giờ mà đến nay vẫn không có được một câu trả lời nào thỏa đáng. Bao nhiêu trí óc đã từng thắc mắc, băn khoăn đau khổ vì nó. Giá mà câu hỏi kia được giải đáp, có lẽ con người sẽ sung sướng lắm, là dù "buổi mai nghe mà buổi chiều chết" cũng lấy làm thỏa mãn vậy.

Nhất nguyên trong đa dạng – Phật giáo như một tôn giáo

Khi những giáo sĩ Dòng Tên (Jezuïten) đến Trung Hoa năm 1549 và khám phá ra Phật giáo, phản ứng của họ là “Ma quỷ đã đến đây trước chúng ta”. Đối với họ, ma quỷ đã phỗng tay trên, đã đặt để ở Trung Hoa một cái gì đó có hình dáng bề ngoài rất giống tôn giáo, nhưng nếu quan sát lại cho kỹ thì không phải như vậy.

Giải phóng khỏi ảo tưởng – Phật giáo, một hệ thống triết học

Giáo pháp (dharma) của Phật là một tổng thể hữu cơ. Mọi thành phần đều gắn liền với nhau và mỗi yếu tố chỉ có thể được hiểu trong điều kiện của tổng thể ấy. Chúng ta hãy bắt đầu bằng tuệ giác.

Bài xem nhiều